Trà xanh là gì? Công dụng, phân loại và cách pha chế đúng cách

8 tháng 12, 2024 · Mai Truong

Trà xanh là một trong những loại nước uống được nhiều người ưa thích hiện nay vì hương vị thanh mát và công dụng của nó mang lại. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn chưa biết rõ về trà xanh cũng như là công dụng của món nước này. Hãy cùng The Hour tìm hiểu trà xanh là gì? Công dụng, phân loại và cách pha chế đúng cách thông qua bài viết này nhé! 

Trà xanh là gì? Lịch sử của loại trà này?

Trà xanh (tiếng Anh là green tea) là một loại trà quý giá được sản xuất từ lá của cây trà Camellia sinensis. Về nguồn gốc, trà xanh có nguồn gốc từ Trung Quốc và được biết tới vào năm 2737 TCN. Câu chuyện xung quanh việc phát hiện trà xanh rất thú vị, cụ thể, Hoàng đế Shennong (một trong những nhân vật huyền thoại của Trung Quốc) đã tình cờ phát hiện ra trà khi ông vô tình uống phải nước đun sôi có lá trà rơi vào. Với hương vị tươi mát và thanh khiết, loại trà này đã ngay lập tức chinh phục được ông.

Trà xanh là gì

Trà xanh (Nguồn: Internet)

Theo thời gian, trà xanh trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống của tầng lớp thượng lưu ở Trung Quốc. Nó không chỉ đơn thuần là một thức uống, mà còn được coi là biểu tượng của sự tinh tế và đẳng cấp. Đặc biệt, vào thế kỷ XIV, trà xanh được sử dụng rộng rãi như một loại nước uống và thảo dược. Đến thế kỷ XIX, trà xanh bắt đầu được du nhập vào các nước phương Tây nhờ những cuộc thám hiểm của các nhà thám hiểm và thương nhân Châu Âu. Sự phổ biến này không chỉ dừng lại ở phương Tây, trà xanh cũng đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ở nhiều nước châu Á khác (bao gồm cả Việt Nam).

Quy trình sản xuất trà xanh

Trà xanh thường được chế biến theo phương pháp truyền thống. Cụ thể, đây một quy trình tinh tế và tỉ mỉ từ khâu thu hoạch và lựa chọn những lá trà chất lượng nhất để đảm bảo rằng chỉ những búp trà tốt nhất mới được đem vào sản xuất. Sau khi thu hoạch, lá trà sẽ được làm héo bằng cách phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc trong những không gian thông thoáng. Quá trình này giúp lá trà chuyển sang màu xanh đậm và tỏa ra một mùi thơm nhẹ, đánh thức các tinh chất tự nhiên bên trong. Tiếp đến, lá trà sẽ trải qua quá trình ốp và diệt men. Đây là giai đoạn quan trọng để ngăn chặn sự oxy hóa, giúp giữ lại màu sắc và hương vị tươi mới của trà.

Sau đó, lá trà được vò trong khoảng 10 đến 30 phút nhằm làm cho cánh trà trở nên thơm, cong và gọn gàng hơn, đồng thời giải phóng các tinh chất có trong lá trà. Sau khi vò xong, công đoạn sao trà sẽ diễn ra. Đây là một bước rất quan trọng trong quy trình sản xuất trà xanh, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc và hương vị của trà sau khi khô giúp làm giảm độ ẩm và tạo ra hương vị đặc trưng. Cuối cùng, những lá trà khô đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào quay tiếp để hoàn thiện chất lượng. Quá trình này giúp loại bỏ những lá trà không đạt yêu cầu và đảm bảo rằng chỉ những sản phẩm tốt nhất mới được đưa ra thị trường. Sau khi hoàn tất, các thành phẩm trà xanh sẽ được đóng gói cẩn thận, bảo quản trong những bao bì chuyên dụng để giữ nguyên hương vị và chất lượng.

Phân loại trà xanh

Trà xanh ở Việt Nam thường được phân loại dựa trên vùng miền sản xuất. Cụ thể, một số loại trà xanh có tiếng phải kể đến như:

  • Trà Thái Nguyên
  • Trà Bảo Lộc
  • Trà Phú Thọ

Ngoài ra, trà xanh còn được ướp thêm hương tạo nên những trải nghiệm thưởng thức độc đáo và phong phú. Dưới đây là một số loại trà xanh ướp hương nổi bật:

  • Trà Lài
Trà Lài

Trà Lài (Nguồn: Danh Trà)

  • Trà Shan Tuyết
Trà Shan Tuyết

Trà Shan Tuyết (Nguồn: Trà biếu)

  • Trà Sâm Dứa
Trà Sâm dứa

Trà Sâm dứa (Nguồn: Dragon Tea House)

  • Trà Sen
Trà Sen

Trà Sen (Nguồn: Internet)

    Thành phần trà xanh

    Dưới đây là một số thành phần chính có trong trà xanh:

    • Catechin

    Catechin là một loại polyphenol có trong trà xanh. Theo một số bài báo, có bốn loại catechin chính được tìm thấy trong trà xanh là Epicatechin, Epigallocatechin, Epicatechin gallate và epigallocatechin gallate

    • Caffeine

    Trong trà xanh có chứa caffeine nhưng ít hơn so với trà đen và trà ô long.

    • Vitamin và khoáng chất

    Trà xanh chứa một số vitamin như vitamin C, vitamin B, vitamin E giúp cung cấp dinh dưỡng cho sức khoẻ. Ngoài ra, trà xanh còn chứa từ 5 - 7% các khoáng chất như mangan, kali và magie giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

    • Axit amin

    Trà xanh có chứa các axit amin có lợi cho sức khoẻ. Cụ thể, lượng axit amin có trong trà có hơn 60% là Theanine - đây là loại axit amin có khả năng tạo ra cảm giác thư giãn mà không gây buồn ngủ. Ngoài Theanine, trà xanh còn chứa một số axit amin khác như Arginine, Cysteine, Serine,...

    • Chất diệp lục

    Trong trà xanh có chứa chất diệp lục - một chất quan trọng trong quá trình quang hợp.

    Công dụng của trà xanh

    Trà xanh không chỉ được yêu thích vì hương vị nhẹ nhàng và sảng khoái mà còn được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Với sự kết hợp tuyệt vời giữa truyền thống và hiện đại, trà xanh đã trở thành một biểu tượng văn hóa toàn cầu, mang lại những khoảnh khắc thư giãn và thưởng thức cho những người yêu thích trà.

    • Giảm nguy cơ mắc ung thư

    Hợp chất polyphenol có trong trà xanh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe. Cụ thể, polyphenol không chỉ hỗ trợ ngăn ngừa các tế bào gốc tự do có hại mà còn ức chế sự tăng sinh của tế bào khối u dẫn đến việc giúp ngăn chặn sự hình thành và xâm lấn của các tế bào ung thư.

    • Ngăn ngừa bệnh tim mạch, cao huyết áp

    Polyphenol là một nhóm hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch. Cụ thể, bằng cách tăng cường tính đàn hồi của mạch máu và ngăn chặn co thắt mạch, polyphenol giúp ổn định huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Do đó, việc tiêu thụ trà xanh thường xuyên là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả đối với các bệnh lý liên quan đến tim mạch.

    • Hỗ trợ giảm cân

    Thành phần chính của trà xanh bao gồm hợp chất polyphenol - đây là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp cơ thể tăng cường quá trình oxy hóa mỡ thừa và chuyển hóa chất béo thành năng lượng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng trà xanh không chỉ giúp đào thải mỡ thừa mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, từ đó hỗ trợ người dùng trong hành trình giảm cân.

    • Làm đẹp da

    Catechin có trong trà xanh là một chất giúp làm giảm lượng cholesterol có trong máu, bảo vệ da khỏi tác động của quá trình oxy hóa và ánh sáng mặt trời, làm chậm quá trình lão hoá và ngăn ngừa tác hại của tia UV và quá trình oxy hóa.

    Các loại trà xanh

    Trà xanh là loại trà phổ biến và đa dạng nhất, với nhiều biến thể từ các vùng trồng chè khác nhau trên thế giới. Sự khác biệt về thổ nhưỡng, khí hậu, và cách chế biến đã tạo nên những hương vị độc đáo của từng loại trà. Dưới đây là các loại trà xanh nổi bật, được phân loại theo nguồn gốc và đặc điểm.

    • Trà Thái Nguyên

    Ở Việt Nam, trà xanh được đặt tên theo vùng miền sản xuất hoặc đặc điểm riêng của lá chè. Điều này tạo nên sự đa dạng và đặc trưng của từng loại trà, phù hợp với sở thích của nhiều đối tượng khác hàng khác nhau. Trà Thái Nguyên xuất xứ từ vùng Tân Cương, Thái Nguyên – một trong những nơi trồng trà nổi tiếng nhất Việt Nam, trà mang hương vị đặc trưng khó quên. Loại trà này được thu hái theo chuẩn 1 búp 2 lá, tạo nên những cánh trà đồng đều, khi pha sẽ có nước màu vàng xanh trong, thoang thoảng hương cốm, vị chát đượm và hậu ngọt. Trà Thái Nguyên đặc biệt được ưa chuộng bởi những người sành về trà.

    Trà xanh Thái Nguyên xuất xứ từ vùng Tân Cương

    Trà xanh Thái Nguyên xuất xứ từ vùng Tân Cương, Thái Nguyên

    • Trà Sen

    Trà sen là biểu tượng của nghệ thuật ướp trà Việt Nam. Những thương hiệu nổi tiếng như Trà Sen Bảo Lộc, Trà Sen Phủ Tây Hồ, Trà Sen Thăng Long đã làm nên danh tiếng cho loại trà này. Với nước trà màu vàng óng, hương sen nồng nàn và vị chát nhẹ, trà sen phù hợp cho những người mới làm quen với trà hoặc yêu thích sự mộc mạc của hương vị đất trời Việt Nam.

    Trà sen là biểu tượng của nghệ thuật ướp trà Việt Nam
    Trà sen là biểu tượng của nghệ thuật ướp trà Việt Nam
    • Trà Lài Shan Tuyết Cổ Thụ

    Loại trà này là kết quả của nghệ thuật ướp trà tinh tế, thường sử dụng trà Shan Tuyết - một loại trà quý hiếm từ miền núi Tây Bắc, Việt Nam, kết hợp với hoa lài, mang nét tươi mới của núi rừng, hương lài thơm mát, phù hợp cho những người yêu thích hương hoa dịu dàng. Trà Shan Tuyết cổ thụ được thu hoạch từ những cây chè hàng trăm năm tuổi, mọc tự nhiên ở các vùng núi cao như Tà Xùa (Sơn La). Loại trà này hoàn toàn không chịu tác động từ hóa chất hay con người, mang hương thơm lạ với chút phảng phất khói bếp, nước trà màu vàng óng, vị chát đượm và hậu ngọt được lưu giữ lâu. Đây là loại trà đặc biệt dành cho những người sành trà, yêu thích nét nguyên sơ của tự nhiên.

    Trà Lài Shan Tuyết Cổ Thụ Túi lọc The Hour
    • Trà xanh Nhật Bản (Sencha, Matcha)

    Trà xanh Nhật Bản nổi bật với cách chế biến tinh tế. Sencha là loại trà xanh lá nguyên phổ biến nhất tại Nhật Bản, chiếm hơn 70% tổng sản lượng trà của quốc gia này. Lá trà Sencha được hái từ những cây trà chất lượng cao và chế biến bằng phương pháp hấp nhẹ để giữ lại màu xanh tươi và các chất dinh dưỡng tự nhiên. Trong khi, Matcha là bột trà xanh đặc biệt được nghiền mịn từ lá trà Tencha sau khi hấp và làm khô. Để sản xuất Matcha, cây trà Tencha được che bóng trong vài tuần trước khi thu hoạch, giúp tăng cường hàm lượng chlorophyll và tạo nên màu xanh rực rỡ cùng hương vị đặc trưng. Cả hai đều có hương vị đậm đà, đặc trưng của văn hóa trà Nhật.

    Trà Matcha Nhật Bản
    Trà Matcha Nhật Bản cũng làm từ trà xanh Tencha

    Cách pha trà xanh

    Pha trà xanh đúng cách không chỉ giúp giữ trọn hương vị mà còn bảo toàn các dưỡng chất quý giá trong trà.

    Cách pha trà xanh tươi

    Nguyên liệu:

    • 100g lá trà xanh tươi
    • 500ml nước sôi

    Các bước thực hiện:

    Đầu tiên, phải rửa sạch lá trà để loại bỏ bụi bẩn, có thể ngâm với nước muối loãng rồi để ráo, vò sơ.Tiếp theo, có 2 cách mà bạn có thể áp dụng để pha trà xanh tươi.
    Cách 1: Đây sẽ là cách dành cho những người mới tập uống trà xanh và muốn vị trà xanh nhẹ, không quá đậm chát.

    • Chần lá trà qua nước nóng trong khoảng 30 giây, sau đó đổ nước đi để giảm vị chát.
    • Đổ 500ml nước sôi vào lá trà, đậy kín và ủ khoảng 3-5 phút.

    Cách 2: Cách này sẽ dành cho những người sành trà và đã có thói quen uống trà xanh. Ngoài ra, thông thường ở các quán ăn, đa số sẽ dùng cách này vì hương vị và màu trà sẽ đậm đà hơn.

    • Cho lá trà xanh vào nồi hoặc ấm đun, rồi đổ nước vào.
    • Đun lửa lớn cho đến khi nước sôi thì tắt lửa.
    • Tiếp tục đậy nắp và hãm trong khoảng 10 phút.

    Bước cuối cùng, để nước trà nguội rồi rót ra dùng. Có thể thêm đá nếu bạn muốn thưởng thức mát.

    Lưu ý: Không nên pha trà với nước quá nóng (trên 90 độ C) để tránh làm mất đi hương vị thanh mát của trà.

    Cách pha trà xanh khô

    Nguyên liệu:

    • 10g trà xanh khô
    • 400ml nước sôi

    Các bước thực hiện:

    • Đun nước: Bạn sử dụng nước đóng chai hoặc nước lọc tinh khiết, và đun ở nhiệt độ trong khoảng 75 độ C – 85 độ C.
    • Làm nóng ấm chén: Dùng nước sôi để làm nóng ấm trà, chén uống trà.
    • Đong trà: Nếu nhà bạn có cân điện tử nhỏ chuyên dùng cho nhà bếp thì đong một lượng 10g trà xanh khô. Hoặc có thể dùng mắt ngắm một lượng trà khoảng 1/5 đến 1/2 ấm trà.
    • Tráng trà: Rót nước nóng (không phải nước sôi 100 độ C) ngập trà và đổ đi càng nhanh càng tốt. Bước này có tác dụng “đánh thức” để các lá trà bắt đầu nở ra, không phải nước trà để uống.
    • Hãm trà: Bước này cực kì quan trọng khi pha trà xanh khô. Đổ nước nóng vào đầy ấm, đậy nắp ấm và hãm trà trong khoảng 20-30 giây tuỳ loại trà xanh. Nước trà xanh pha ra có thơm và ngon phụ thuộc vào việc bạn canh được nhiệt độ nước và thời gian hãm phù hợp với loại trà.
    • Rót trà: Sau 20-30 giây, rót hết nước từ ấm trà vào chén uống trà. Việc rót hết nước trà ra giúp bạn ngừng ngay quá trình hãm trà trong ấm. Bạn nên rót nhanh và rót hết nước trong ấm ra chén. Sau đó, bạn có thể thưởng thức vị trà xanh thơm đắng nhẹ.

    Lưu ý: Đảm bảo nước trong ấm được rót ra hết, không để nước dư trong ấm. Mở nắp ấm sau khi rót trà ra chén tống, để trà không bị “cháy” cho ra màu nước trà đục nâu.

    • Hãm trà lần tiếp theo: Bạn lặp lại bước 5 và bước 6 cho các lần hãm tiếp theo. Lần hãm sau thường có thời gian lâu hơn so với lần trước đó. Nếu nước trà đầu tiên quá nhạt hoặc quá đậm, hãy điều chỉnh thời gian ở lần hãm tiếp theo. Nếu trà ngon và pha khéo, bạn có thể lặp lại 3-4 lần hãm trà, trước khi hương vị trở nên quá nhạt.

    Lưu ý: Sử dụng ấm sứ hoặc thủy tinh để giữ nhiệt tốt và thưởng thức màu sắc trong trẻo của trà.

    Một số lưu ý khi sử dụng trà xanh

    Mặc dù trà xanh mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, việc sử dụng không đúng cách có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng để đảm bảo sử dụng trà xanh hiệu quả và an toàn.

    • Không uống trà khi đói

    Uống trà xanh lúc đói có thể gây kích ứng dạ dày do hàm lượng caffeine và tannin trong trà, dẫn đến cảm giác buồn nôn hoặc khó chịu. Bạn nên uống trà sau bữa ăn ít nhất 30 phút để giảm tác động tiêu cực lên hệ tiêu hóa.

    • Tránh uống trà quá nhiều

    Mặc dù trà xanh có lợi, nhưng trà xanh có chứa caffeine – chất kích thích có thể gây mất ngủ hoặc khó đi vào giấc ngủ nếu sử dụng vào buổi tối. Vậy nên, bạn hãy hạn chế uống trà xanh sau 6 giờ tối, đặc biệt đối với người nhạy cảm với caffeine.

    • Không dùng nước quá nóng để pha trà

    Nước quá nóng (trên 80°C) có thể làm hỏng các hợp chất có lợi trong trà xanh, đồng thời làm trà bị đắng và mất đi hương vị tự nhiên. Nên sử dụng nước tinh khiết ở nhiệt độ khoảng 70-80°C để pha trà, giúp giữ được hương thơm và các chất dinh dưỡng.

    • Hạn chế uống trà xanh quá nhiều trong ngày

    Tiêu thụ lượng lớn trà xanh có thể gây ra tình trạng mất nước, cản trở hấp thụ sắt và gây loãng xương do hàm lượng tannin cao. Uống từ 2-3 tách trà xanh mỗi ngày là hợp lý để tận dụng lợi ích mà không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

    • Lựa chọn trà xanh chất lượng

    Hãy chọn các sản phẩm trà xanh từ thương hiệu uy tín, tránh các loại trà có tạp chất hoặc bảo quản không đúng cách. Bạn hãy tham khảo các loại trà xanh từ The Hour, tất cả các sản phẩm trà The Hour đều được kiểm nghiệm khắt khe về VSATTP, “Không chất bảo quản, Không hương liệu, Không phụ gia" của QUATEST 3, và đạt chuẩn được FDA của chính phủ Hoa Kỳ chứng nhận.

    Trà Lài The Hour thanh mát, dư vị dịu nhẹ

    Trà Lài The Hour thanh mát, dư vị dịu nhẹ

      ​​​​​​Bảo quản trà xanh đúng cách

      Trà xanh dễ bị oxy hóa và mất hương vị nếu tiếp xúc với không khí, ánh sáng hoặc độ ẩm. Lưu trữ trà trong hộp kín, để ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp nhé.

      Tổng kết

      Trà xanh không chỉ là thức uống đơn thuần mà còn là biểu tượng văn hóa, là bí quyết chăm sóc sức khỏe từ thiên nhiên. Hy vọng với những thông tin trên từ The Hour, bạn đã có thêm kiến thức để hưởng thức trà xanh đúng cách và hiệu quả.