Trà ô long là một trong những loại trà nổi bật và được ưa chuộng trên toàn thế giới. Không chỉ gây ấn tượng bởi hương vị đặc trưng mà còn bởi những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nguồn gốc lịch sử của loại trà trứ danh này, và ở Việt Nam thì trà ô long thường được trồng ở những nơi nào. Vậy nguồn gốc trà ô long từ đâu? Hãy cùng The Hour khám phá những điều thú vị về trà ô long qua bài viết này nhé!
Nguồn gốc trà ô long từ đâu?
Trà oolong có nguồn gốc từ tỉnh Phúc Kiến, một vùng đất nổi tiếng thuộc miền Đông Nam của Trung Quốc. Phúc Kiến không chỉ được biết đến với cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn với địa hình chủ yếu là đồi núi, tạo nên một môi trường lý tưởng cho sự phát triển của cây trà. Dãy núi Vũ Di (Vũ Di Sơn) nổi tiếng với sự phong phú về thảm thực vật, đặc biệt là những đồi trà xanh bát ngát, nơi đã sản sinh ra những loại trà thượng hạng. Ngoài ra, Phúc Kiến còn là một trong những tỉnh sản xuất trà lớn nhất Trung Quốc. Theo các nghiên cứu gần đây, tổng sản lượng trà của tỉnh Phúc Kiến đã đứng đầu cả nước vào năm 2021, khẳng định vị thế quan trọng của vùng đất này trong ngành trà.
Nguồn: Báo Tri thức & Cuộc sống
Lịch sử về nguồn gốc trà ô long
Vào thời kỳ nhà Đường (618 - 907), ngành sản xuất trà ở vùng núi Vũ Di đã phát triển mạnh mẽ với sản phẩm nổi bật là trà nén hình chiếc bánh nhỏ. Cụ thể, sản phẩm này được chế biến một cách tỉ mỉ và khéo léo thể hiện sự tinh tế trong nghệ thuật làm trà của người dân nơi đây. Đến thời nhà Tống (960 - 1279), trà nén tiếp tục “mở rộng” và trở nên cực kỳ phát triển. Tuy nhiên, vào năm 1392, khi triều Minh được thành lập (1368 - 1644), triều đình đã ban lệnh cấm đối với dòng sản phẩm trà nén này gây ra nhiều thử thách cho ngành trà, đặc biệt là đối với những người nông dân trồng trà ở vùng Phúc Kiến.
Trong bối cảnh khó khăn đó, nhiều nông dân đã sáng tạo ra một kỹ thuật mới, đó là làm khô trà bằng phương pháp rang khô. Ngoài ra, phương pháp này được kết hợp với quá trình oxy hóa tự nhiên của lá trà đã tạo ra hương vị đặc trưng cho trà ô long.
Mặt khác, tên gọi ô long (hay wu long) cũng mang ý nghĩa ám chỉ hình dáng uốn lượn của lá trà cũng giống như hình dáng của những con rồng đen trong truyền thuyết của Trung Quốc. Dần dần, kỹ thuật chế biến trà ô long này đã được lan rộng ra các vùng phía Nam và thậm chí ra cả các quốc gia khác trên thế giới. Đến thế kỷ XIX, trà ô long đã được du nhập vào nhiều nước khác nhau (trong đó có Việt Nam) góp phần làm phong phú thêm văn hóa trà ô long.
Tại Việt Nam, theo một số nghiên cứu, các công ty Đài Loan đã quyết định mang phương pháp sản xuất trà ô long đến hai tỉnh Lâm Đồng và Sơn La vào những năm 90 của thế kỷ XX. Quyết định này không chỉ dựa trên truyền thống văn hóa trà của Đài Loan mà còn bởi điều kiện đất đai và khí hậu ở hai vùng này rất thích hợp cho việc trồng và sản xuất trà ô long. Cụ thể, địa hình đồi núi và khí hậu mát mẻ, Lâm Đồng và Sơn La đã nhanh chóng trở thành những vùng đất lý tưởng cho cây trà phát triển. Đặc biệt, trà ô long thường có giá khá cao ở thị trường Việt Nam.
Nguồn: Báo Phụ Nữ Việt Nam
Tham khảo: Trà ô Long là gì? Tổng hợp kiến thức về trà ôlong
Một số loại trà ô long nổi tiếng ở Việt Nam
Trà ô long Tứ Quý
Theo các nghiên cứu, trà ô long Tứ Quý đã được nhập khẩu vào Việt Nam vào năm 1994 tại tỉnh Lâm Đồng. Sau đó, loại trà này nhanh chóng lan rộng ra một số tỉnh khác như Phú Thọ, Yên Bái và Sơn La. Do đó, trà ô long Tứ Quý thường được trồng ở những vùng núi có độ cao khoảng 1000m so với mực nước biển nơi có khí hậu mát mẻ và đất đai màu mỡ và được thu hoạch quanh năm.
Trà ô long Tứ Quý nổi bật với hương vị thanh mát và hậu vị ngọt nhẹ, mang lại trải nghiệm đặc biệt cho người uống. Với sự hòa quyện của hương vị tươi mới, loại trà này thường được dùng vào buổi sáng mang lại cảm giác nhẹ nhàng, tươi tắn và tỉnh táo để bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng.
Trà Ô Long Tứ Quý
Trà ô long Kim Tuyên
Trà ô long Kim Tuyên có nguồn gốc từ Đài Loan. Cụ thể, đây là loại trà được phát triển từ giống trà cổ điển nổi tiếng của Trung Quốc vào năm 1980. Đến năm 1994, loại trà ô long này đã được du nhập vào Việt Nam ở các tỉnh như Lâm Đồng, Sơn La và Yên Bái.
Theo thông tin từ trang Olongha, trà ô long Kim Tuyên được sản xuất theo quy trình lên men tương đối thấp nhằm giúp nước trà giữ được màu vàng và xanh trong đặc trưng. Về hương vị, trà olong Kim Tuyên có hương vị dịu dàng với vị chát nhẹ nhưng hậu vị ngọt thanh, tạo nên một sự cân bằng hoàn hảo. Do đó, trà ô long Kim Tuyên giúp người uống cảm nhận được sự độc đáo và tinh tế của trà.
Tổng kết
Trên đây là một số thông tin thú vị về nguồn gốc trà ô long. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về trà olong. Hơn hết, đừng quên truy cập vào trang blog của The Hour để cập nhật nhiều thông tin hữu ích về trà nhé!