Trà ô long khác trà xanh như thế nào? Loại nào tốt hơn?

Trà ô long khác trà xanh như thế nào? Loại nào tốt hơn?

Trà xanh và trà ô long là hai trong những loại trà phổ biến và được yêu thích bởi nhiều người trong thời gian gần đây. Dù vậy vẫn có một số ít bạn trẻ còn lầm tưởng trà xanh là trà ô long. Vậy trà ô long khác trà xanh như thế nào? Loại trà nào tốt hơn? Hãy cùng The Hour tìm hiểu thông qua bài viết này nhé! Trà xanh là gì?

Trà xanh là gì?

Trà xanh (hay còn gọi là Green tea) là loại trà được sản xuất từ lá của cây trà Camellia sinensis. Theo một số bài nghiên cứu, trà xanh có nguồn gốc ở Trung Quốc và lần đầu được phát hiện vào năm 2737 TCN. Câu chuyện kể rằng Hoàng đế Shennong đã tình cờ phát hiện ra trà xanh khi ông vô tình uống phải nước đun sôi có lá trà bên trong. Ngay sau đó, ông cảm nhận được hương vị sảng khoái mà loại trà này mang lại. Tiếng lành đồn xa, loại trà này được dùng để phục vụ cho tầng lớp thượng lưu và nó trở thành thức uống yêu thích của tầng lớp này trong xã hội Trung Quốc.

Mãi đến thế kỷ XIV, trà xanh mới được sử dụng rộng rãi như một loại thức uống và thảo dược. Đến thế kỷ XIX, trà xanh bắt đầu được “du nhập” qua các nước phương Tây thông qua những chuyến thám hiểm cùng với các nhà thám hiểm Châu Âu. Sau nhiều thập kỷ, loại trà này càng trở nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới (trong đó có Việt Nam).

Trà ô long là gì?

Trà Ô Long (tiếng Anh gọi là Oolong tea, tiếng Trung gọi là wu long) là loại trà được chế biến từ lá của cây Camellia sinensis - Một loại cây được dùng để sản xuất ra các loại trà khác, đặc biệt là trà đen. Trà Ô Long được xem là một trong những loại trà cao cấp nhất trong các loại trà nhờ có hương vị hoa cỏ thanh mát, hương thơm tinh tế và độc đáo. Về nguồn gốc, trà ô long lần đầu xuất hiện ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. 

>>> Xem thêm: Trà Ô long là gì? Tổng hợp kiến thức về trà Ô long

So sánh trà xanh và trà ô long

Mặc dù trà ô long và trà xanh đều được sản xuất từ lá của cây Camellia sinensis nhưng hai loại trà này vẫn có nhiều điểm khác nhau. Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa trà xanh và trà ô long.

Cây trà Camellia sinensis (Nguồn Yêu trà Việt)

Quy trình chế biến

Trà xanh:

Trà xanh thường được chế biến theo phương pháp truyền thống. Cụ thể, bắt đầu từ việc thu hoạch và lựa chọn kỹ lưỡng những lá trà chất lượng nhất. Sau khi chọn lựa, lá trà được làm héo bằng cách phơi truyền thống cho đến khi chuyển sang màu xanh đậm và tỏa ra mùi thơm nhẹ. Tiếp đến, lá trà sẽ trải qua quá trình ốp và diệt men, sau đó được vò trong khoảng 10 đến 30 phút để giúp cánh trà trở nên thơm, cong và gọn gàng hơn. Sau đó, Sao trà là bước rất quan trọng trong quy trình sản xuất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc và hương vị của trà sau khi khô. Sau khi sao, những lá trà khô đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào quay tiếp để hoàn thiện chất lượng. Cuối cùng, các thành phẩm trà xanh sẽ được đóng gói cẩn thận và đem đi sử dụng. 

Trà Ô Long: 

Sau khi thu hoạch, lá trà Ô long  được làm héo để tăng cường các hoạt tính và hương thơm đặc trưng. Tiếp theo, trà trải qua quá trình oxy hóa (hay lên men) trong khoảng 1 đến 2 tiếng. Điều này tạo nên sự khác biệt lớn giữa trà ô long và trà đen (trà Olong thường được oxy hóa từ 15% đến 70% trong khi trà đen được oxy hóa hoàn toàn 100%). Sau khi lên men, lá trà Ô long sẽ được xào và định hình liên tục từ 14 đến 15 lần trong nhiều tiếng đồng hồ. Cuối cùng, trà được sấy khô và đóng gói. 

>>> Xem thêm: Quy trình sản xuất trà ô long chuyên nghiệp và đạt chuẩn 

Hình dáng

Do quá trình sản xuất, chế biến khác nhau nên trà ô long và trà xanh có hình dạng khác nhau: 

Trà xanh:

Lá trà xanh thường có hình dáng dài hoặc trung bình, cánh trà hơi to và có màu xanh đậm do không trải qua quá trình oxy hoá

Trà ô long:

Lá trà được định hình bằng cách vò hoặc cuộn thành những viên hình tròn hoặc hình bán cầu và thường có màu vàng đen.

Hình dáng khác nhau giữa trà xanh (bên trái) và trà ô long (bên phải) (Nguồn: Goodprice)

Màu sắc

Trà xanh: Thường có màu xanh nhạt 

Trà ô long: Tùy vào mức độ oxy hóa mà nước của trà oolong sẽ có những màu khác nhau. Thông thường trà ô long có màu vàng đậm. 

Màu trà xanh (bên trái) và màu trà oolong (bên phải) (Nguồn: Trà Thiên Thành)

Hương vị

Trà xanh: Loại trà này thường mang hương thơm tươi mát cùng với vị chát nhẹ nhưng hậu vị ngọt nhẹ 

Trà ô long: Loại trà này thường có hương thơm nhẹ nhàng, hương vị chát nhẹ, thanh mát  và hậu vị đậm đà.  

Caffeine

Trà xanh: Do không trải qua quá trình oxy hoá nên trà xanh hường có hàm lượng caffeine thấp hơn một số loại trà khác (khoảng 24 - 40mg mỗi cốc).  

Trà ô long: Với quá trình oxy một phần, trà ô long có hàm lượng caffeine thấp hơn trà đen (khoảng 30 - 45 mg mỗi cốc). 

Công dụng (Tác động sức khỏe)

Trà xanh: Đây không chỉ là một thức uống thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trà xanh giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, sức khỏe, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, hỗ trợ giảm cân và đẹp da,...  

Trà ô long: Trà Oolong là một thức uống vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng. Cụ thể, trà oolong giúp phòng ngừa ung thư, tăng cường đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ giảm cân, giảm căng thẳng và nâng cao sức đề kháng. 

Nguồn: HTX Chè Hảo Đạt

>>> Xem thêm: Trà ô long có tác dụng gì? Uống trà ô long có tốt không? 

Tổng kết

Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn trả lời cho câu hỏi trà ô long khác trà xanh như thế nào và loại nào tốt hơn. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về nguồn gốc, quy trình chế biến, hương vị, màu sắc của hai loại trà này. Hơn hết, đừng quên theo dõi blog của The Hour để có thêm nhiều thông tin, kiến thức về trà nhé!

Quay lại blog